Đối với cửa kính cường lực khi sử dụng trong thời gian dài và dưới tác động của thời tiết thì sẽ dẫn đến tình trạng cửa kính cường lực bị mốc. Vậy cách khắc phục cửa kính cường lực bị mốc như thế nào?
Nguyên nhân cửa kính cường lực bị mốc
Theo một số đặc tính kỹ thuật của cửa kính cường lực thì tấm kính cường lực có khả năng chịu được hầu hết các loại axit trừ hai loại là axit photphoric và axit hydroflohydric. Khi sử dụng 2 loại axit này thì kính sẽ bị ăn mòn và chính vì vậy mà hai loại axit này được sử dụng để điêu khắc kính. Tuy nhiên, nếu cửa kính cường lực bị mốc mà bạn không được sử lý kịp thời thì cũng sẽ gây nên hiện tượng cửa kính cường lực bị hỏng.
Thứ nhất, cửa kính cường lực bị hỏng thì có thể do nhiều nguyên nhân ví dụ như nước, dầu bôi trơn hoặc một số chất tẩy rửa, bụi tại công trình xây dựng chảy vào các vết nứt vỡ cửa kính. Khi đó các sodium trong thuỷ tinh sẽ trao đổi với nguyên tử hydro trong nước để tạo thành lớp alkaly mỏng. Nếu lớp này không được lau đi kịp thời thì sẽ rất khó có thể lau chùi được và có thể thành vết bẩn vĩnh viễn.
Thứ hai, quá trình bảo quản trong kho trong kho có thể hình thành một số lớp ẩm mỏng trên bề mặt kính do độ ẩm cao hoặc có thể do không khí tụ lại. Như vậy cũng làm cho cửa kính dễ dàng bị hỏng.
Cách khắc phục cửa kính cường lực bị mốc
Làm sạch cửa kính đúng cách
Muốn cho cửa kính không mốc thì trước hết bạn nên làm sạch cửa kính đúng cách. Chính vì vậy bạn phải lựa chọn cho mình một loại thuốc tẩy rửa có hàm lượng chất tẩy thấp. Và khi lau thì bạn nên lau bằng khăn khô sạch sẽ nhất.
Đối với vết dầu và hợp chất dán kính thì bạn nên lau bằng loại chất tẩy rửa phù hợp như xylen, toluen hoặc meths trước khi rửa xả.
Khi lau cửa kính cửa sổ thì bạn nên chú ý là không nên để ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào. Bạn nên lau kính thường xuyên nhưng ít nhất là: Đối với khu vực trung tâm thành phố nên lau kính 2 tháng/lần. Đối với khu vực vùng biển và khu công nghiệp thì bạn nên lau 1 tháng/lần. Còn đối với khu vực công trường thi công thì bạn nên lau kính ngay khi thấy có lớp bụi trên bề mặt. Còn đối với khu vực nông thôn thì bạn có thể 3 tháng lau một lần.
Nếu bề mặt bị vết không quá rõ, bạn có thể dùng nước tẩy vết bẩn chuyên dùng. Đó là giẻ mềm và dung dịch có chứa cerium oxit. Tuy nhiên, ạn phải chắc chắn rằng miếng giẻ không làm xước kính.
Nếu bề mặt bị bẩn, hỏng nhiều, cần dùng dung dịch đặc biệt như Antiris hoặc Clearshield. Nếu những loại dung dịch trên trên không có tác dụng thì nên cân nhắc đến phương án thay tấm kính khác.
Đối với các chất gây bẩn như bê tông, vữa, hồ thì cần lau ngay trước khi nó đông cứng lại vì nó rất khó lau sạch mà không làm hỏng hay xước kính.
Silicone sealant có thể làm sạch bằng chất tẩy silicone chuyên dùng hoặc một dung dịch đặc biệt như Solvit NC, tuy nhiên cần lưu ý rằng chất tẩy trên không ảnh hưởng đến sơn hoàn thiện cửa sổ, miếng đệm hoặc sealant của hệ cửa.